Di tích Lịch Sử Nhà Dây Thép

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 07803831164

Thời gian tham quan tại một điểm: Không giới hạn

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: phongvhtt@camau.gov.vn

Địa chỉ: Đường Lê Lợi, Phường 2, TP.Cà Mau Phường 2, Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau

Mỗi khi nhắc đến các chiến thắng hào hùng của quân và dân tại Cà Mau thì không thể không nhớ tới vai trò thông tin liên lạc của Nhà Dây Thép trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Di tích lịch sử quốc gia Nhà Dây Thép tọa lạc trên cung đường Lê Lợi, thuộc địa phận khóm 3, phường 2, thành phố Cà Mau. Đây là một trong những địa điểm tham quan tại Cà Mau được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 02/06/2011. Khu di tích lịch sử quốc gia Nhà Dây Thép là nơi gắn liền với những chiến thắng anh dũng của chiến sĩ và nhân dân tỉnh Cà Mau. Với nhiều bạn trẻ ngày nay, có lẽ cái tên Nhà Dây Thép khá lạ lẫm nhưng thực ra, đây là một nhà bưu điện do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1910. Ban đầu, di tích lịch sử quốc gia Nhà Dây Thép vốn được sử dụng để thực hiện các chức năng thông tin liên lạc nhằm phục vụ bộ máy cai trị và khai thác thuộc địa của Pháp. Tận dụng tình hình thời đó, các ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Giới thiệu

Di tích lịch sử Nhà Dây Thép nằm ở vị trí trung tâm thành phố Cà Mau, tọa lạc tại góc đường Lê Lợi – Lý Bôn, khóm 3, phường 2, thành phố Cà Mau, là nhà Bưu điện của thực dân Pháp xây dựng vào khoảng năm 1910. Ngôi nhà có diện tích 210m2, do thực dân Pháp xây dựng vào khoảng năm 1910, cất theo kiểu hai mái, lợp ngói, xây dựng với kết cấu bằng xi măng cốt thép, tường xây gạch tiểu dày 30cm, các cửa làm bằng gỗ panô (lá sách), được bố trí các phòng, phòng chính giữa dùng tiếp khách, hội họp, phòng bên phải là phòng nghỉ cho nhân viên, phòng bên trái dùng làm kiốt giao tiếp thông tin liên lạc.

Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp những năm 1930, các chiến sĩ cách mạng lấy nơi đây làm điểm liên lạc và từ đây các cơ sở đảng ở Cà Mau. Cũng chính từ điểm liên lạc Nhà Dây Thép, các chỉ thị của cấp trên đến được với các chi bộ, đảng viên, kịp thời tập trung chỉ đạo đường lối đấu tranh, phát động đấu tranh trong quần chúng nhân dân, giành được nhiều thắng lợi.

Nhằm phục vụ và đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, từ năm 1930 đến 1939, Xứ ủy Nam Kỳ và Đặc ủy Hậu Giang đã chọn Nhà Dây Thép là địa điểm liên lạc, cử đồng chí Lê Tồn Khuyên (nhân viên Nhà Dây Thép) phụ trách đầu mối liên lạc của Đảng ta tại khu vực Cà Mau. Từ chỗ là công sở của bọn thực dân, những người chiến sĩ cách mạng đã biến nơi đây thành địa điểm liên lạc giúp Đảng bộ Cà Mau nhận những tin tức quan trọng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên về việc củng cố lực lượng cách mạng và phát động phong trào đấu tranh cách mạng trong quần chúng nhân dân.

Do điều kiện hoạt động bí mật nên các di vật trong di tích không còn lưu giữ được nhiều, hiện nay Bảo tàng tỉnh Cà Mau đã phục chế các hiện vật, tài liệu, hình ảnh có liên quan đến di tích, đồng thời trưng bày hoàn chỉnh tại di tích, phục vụ tốt cho du khách tham quan nghiên cứu.

Trong những năm qua, di tích lịch sử Nhà Dây Thép Cà Mau đã mở cửa đón khách tham quan vào những dịp lễ Tết, các ngày kỷ niệm của đất nước, của địa phương, của ngành Bưu chính Viễn thông, vào ngày gặp mặt truyền thống giao bưu thông tin các tỉnh miền Tây Nam bộ và các đoàn cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện, riêng đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, di tích Nhà Dây Thép Cà Mau là một trong những di tích nằm trong hệ thống tượng đài, di tích, nhà bia lưu niệm, phòng truyền thống, Bảo tàng Bưu điện Việt Nam đã được xây dựng ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đã phát huy tác dụng, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng.

 

 Các hoạt động tham quan bên trong di tích: tham quan hình ảnh “Nhà Dây Thép” thời Pháp thuộc được phục dựng các hiện vật, mô hình trực quan, ... Trong khuôn viên còn có khối nhà ngang trưng bày, phục dựng, phục chế nhiều hình ảnh, hiện vật ghi nhận dấu ấn lịch sử phát triển của ngành giao thông liên lạc Cà Mau qua các thời kỳ, hình ảnh các vị lão thành cách mạng, mô hình phục dựng tái hiện lại các hoạt động của các chiến sĩ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ: những chiến sĩ giao bưu đội nón tại bèo, khăn rằn quàng cổ ngồi xuống vượt đồng nước; khung cảnh các cán bộ làm việc trên những ngôi nhà sàn cất trên những chang đước; các thiết bị để sử dụng là phương tiện thông tin liên lạc của các chiến sĩ như bộ đàm, máy thu âm, máy đánh chữ,.... Ngoài ra, điểm di tích còn có danh sách Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng và 10 Liệt sĩ Hòn Khoai đã bỏ mình vì quê hương để khách du lịch trong và ngoài tỉnh hiểu biết thêm về thông tin của những vị anh hùng có công trong giai đoạn đấu tranh giữ nước của Đảng bộ và quân dân Cà Mau.

Bản đồ

Giới thiệu

×

Mỗi khi nhắc đến các chiến thắng hào hùng của quân và dân tại Cà Mau thì không thể không nhớ tới vai trò thông tin liên lạc của Nhà Dây Thép trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Di tích lịch sử quốc gia Nhà Dây Thép tọa lạc trên cung đường Lê Lợi, thuộc địa phận khóm 3, phường 2, thành phố Cà Mau. Đây là một trong những địa điểm tham quan tại Cà Mau được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 02/06/2011. Khu di tích lịch sử quốc gia Nhà Dây Thép là nơi gắn liền với những chiến thắng anh dũng của chiến sĩ và nhân dân tỉnh Cà Mau.

Với nhiều bạn trẻ ngày nay, có lẽ cái tên Nhà Dây Thép khá lạ lẫm nhưng thực ra, đây là một nhà bưu điện do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1910. Ban đầu, di tích lịch sử quốc gia Nhà Dây Thép vốn được sử dụng để thực hiện các chức năng thông tin liên lạc nhằm phục vụ bộ máy cai trị và khai thác thuộc địa của Pháp. Tận dụng tình hình thời đó, các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã biến nơi đây thành đầu mối thông tin liên lạc quan trọng giữa Xứ ủy Nam Kỳ và chi bộ Đảng Cà Mau trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cũng chính từ cứ điểm liên lạc Nhà Dây Thép, những chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên đều đến được với từng chi bộ, đảng viên nên kịp thời tập trung, chỉ đạo đường lối và phát động các cuộc đấu tranh trong quần chúng nhân dân, giúp đất nước ta giành nhiều thắng lợi lớn

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực