Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 07803831164

Thời gian tham quan tại một điểm: Không giới hạn

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: phongvhtt@camau.gov.vn

Địa chỉ: Ấp Bùng Binh, xã Hòa Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau Xã Hòa Thành, Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau

Dưới thời Minh Mạng (1820-1840), nhiều lần Pháp cử Lãnh sự cùng Sứ giả sang Việt Nam yêu cầu thông thương nhưng đã bị triều đình nhà Nguyễn từ chối. Lấy cớ Việt Nam cự tuyệt ban giao và giết chết giáo sĩ, giáo dân, Chính phủ Pháp quyết định dùng vũ lực để thực hiện tham vọng của mình. Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Ngày 17 /02/1859, quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định, chỉ trong vòng 8 năm, bằng những thủ đoạn chính trị, quân sự, Pháp đã xâm chiếm toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ. Với lòng yêu nước và ý chí bất khuất, nhiều sĩ phu yêu nước ở miền Nam không thuận theo chủ trương cầu hòa với Pháp của triều đình, đã tập hợp dân chúng khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược, nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã nổ ra, nhưng do chênh lệch về mọi mặt nên các phong trào lần lượt bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Không khuất phục trước thực dân Pháp, nhiều nghĩa quân xuôi về phía Nam, ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Dưới thời Minh Mạng (1820-1840), nhiều lần Pháp cử Lãnh sự cùng Sứ giả sang Việt Nam yêu cầu thông thương nhưng đã bị triều đình nhà Nguyễn từ chối. Lấy cớ Việt Nam cự tuyệt ban giao và giết chết giáo sĩ, giáo dân, Chính phủ Pháp quyết định dùng vũ lực để thực hiện tham vọng của mình. Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Ngày 17 /02/1859, quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định, chỉ trong vòng 8 năm, bằng những thủ đoạn chính trị, quân sự, Pháp đã xâm chiếm toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ.

Với lòng yêu nước và ý chí bất khuất, nhiều sĩ phu yêu nước ở miền Nam không thuận theo chủ trương cầu hòa với Pháp của triều đình, đã tập hợp dân chúng khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược, nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã nổ ra, nhưng do chênh lệch về mọi mặt nên các phong trào lần lượt bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Không khuất phục trước thực dân Pháp, nhiều nghĩa quân xuôi về phía Nam, ẩn trong các khu rừng, nuôi dưỡng lực lượng chờ ngày nổi dậy.

Noi gương những anh hùng của nghĩa quân đấu tranh chống Pháp trên, nhà họ Đỗ tiếp tục nối bước theo cùng các nghĩa quân yêu nước và nhân dân ở ven sông Cái Tàu – rừng U Minh nổi dậy chống Pháp. Hai lãnh đạo nghĩa quân Đỗ Thừa Luông (còn gọi là Long) và Đỗ Thừa Tự (còn gọi là Thừa Ngươn), cha là Đỗ Văn Nhân, cử nhân võ triều đình nhà Nguyễn, khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam gia đình ông ly tán tới miệt Lai Vung, Đồng Tháp, sau lại xuôi đến vùng đất Cái Tàu, Cà Mau. Không khuất phục trước thực dân xâm lược, 2 ông đã huy động hơn 300 nghĩa quân lập chiến khu chống Pháp trên khu vực sông Cái Tàu. Năm 1872, nghĩa quân đã chiếm cứ một vùng đất rộng lớn từ Cái Tàu đến An Biên, Kiên Giang. Để bảo vệ căn cứ vững chắc, tại Rạch Hàn Lớn và Rạch Hàn Nhỏ trên sông Cái Tàu, Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự đã huy động nhân dân hàn sông để ngăn tàu giặc. Trong những năm nửa cuối thế kỷ XIX, vùng sông Cái Tàu là khu vực còn hoang sơ, nhà cửa thưa thớt, chủ yếu là dân nghèo sống nhờ vào nghề đánh bắt cá. Tuy vậy, số người địa phương tham gia theo nghĩa quân rất đông, trong số đó có 3 người hoạt động tích cực là ông Hai Khoa, ông Hai Thầy Tu và một người hoa gốc Hải Nam, còn được người dân gọi là ông Lồng Bang (hay Lào Bang).

Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự đã chọn U Minh làm căn cứ kháng Pháp. Nghĩa quân sử dụng chiến thuật du kích khéo léo và lợi dụng địa thế hiểm trở của rừng U Minh nên đã lập được nhiều chiến công vang dội. Trong hơn 4 năm (1871 - 1875) nghĩa quân dưới sự chỉ huy của 2 thủ lĩnh trẻ Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự đã đánh nhiều trận ác chiến, thu được vũ khí trong đó có cả đại bác, góp phần cải thiện về trang bị vũ khí của nghĩa quân. Quân ta đã giết chết tên Ô-san-giơ và tên Tri huyện Phan Tử Long, đây là 2 tên cướp và bán nước đầu tiên bị tiêu diệt trên đất Cà Mau.

Năm 1875, Pháp tập trung xuống phương Nam, truy lùng và tấn công vào căn cứ. Nghĩa quân tan rã, 2 lãnh đạo nghĩa quân Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự bị bắt. Ngày 03/8/1875, thực dân Pháp đưa hai ông ra xử tử hình tại huyện Châu Thành, tỉnh Hà Tiên. Ông Khoa và ông Hai Thầy Tu thì bị bắt và đày qua Cayenne. Đến năm 1930, hai ông được phóng thích về xứ. Ông Hai Khoa vì sống gian lao cực khổ trên 40 năm nơi xứ rừng sâu nước độc, nên sống được vài năm rồi mất. Còn ông Hai Thầy Tu thì vào chùa tiếp tục tu hành rồi cũng qua đời vài năm sau

Lịch trình của bạn

Lưu trú

Ẩm thực